Tên tiếng Anh: Lemon Grass oil
Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus
Thành phần chiết xuất: lá
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Màu sắc: Tinh dầu có màu vàng nhạt đến hơi đậm
Mùi vị: Mùi chanh sả tươi, đặc trưng
Thành phần hóa học chính chứa trong tinh dầu Sả Chanh là Citral 60 - 80%. Thành phần này rất đặc biệt: Có khả năng đuổi muỗi rất hiệu quả
Công dụng:
- Dùng tinh dầu sả gội đầu, vừa thơm vừa mượt lại giúp phòng bệnh mùa lạnh, ít rụng tóc.
- Sả chanh được sử dụng chủ yếu trong kỹ nghệ sản xuất nước hoa.
- Làm dược phẩm có thông tiểu tiện, ra mồ hôi, chữa sốt, dễ tiêu hóa.
- Tinh dầu sả chanh còn được dùng làm thuốc sát trùng, diệt ký sinh trùng ngoài da, trị nấm chân, khử mùi hôi
- Tinh dầu sả chanh có khả năng kháng khuẩn mạnh, làm sát khuẩn đừong hô hấp, chống viêm họng, ho.
- Làm tinh thần phấn chấn, giải tỏa stress, chữa đau nhức đầu.
- Giúp chống nhờn và mụn của da dầu
- Tinh dầu sả chanh diệt côn trùng rất hiệu quả, làm hết ngứa vết côn trùng cắn.
- Tinh dầu sả có thể đuổi muỗi rất tốt,
- Giúp cầm máu, chữa kinh nguyệt không đều, phù sau khi sinh
Sử dụng tinh dầu sả chanh:
- Dùng xông để sát khuẩn, khử mùi hôi tanh.
- Tinh dầu bôi lên da để đuổi muỗi, làm xà phòng thơm, dầu gội.
- Pha với nước ấm để xịt khử mùi trong nhà
- Nhỏ 1-2 giọt ra khăn tay, hoa khô để trong tủ quần áo, trong phòng
- Cho vài giọt vào nước xả cuối của quần áo
- Nhỏ 5-10 giọt vào nước lau nhà giúp khử trùng, sàn nhà thơm mát
- Pha với dầu nền để massage với tỉ lệ dưới 3% tinh dầu
Nhỏ vào nước ngâm mình tắm
Lưu ý khi sử dụng: Không sử dụng cho phụ nữ mang thai
Kết hợp: Kết hợp tốt với húng quế, đàn hương, oải hương, trà xanh, phong lữ, hoa nhài và mùi
Các cách sử dụng tinh dầu sả chanh hợp lí nhất
Bạn đã biết cách sử dụng tinh dầu sả sả chanh cho phù hợp với mỗi loại công dụng khác nhau chưa?
>>> Xem thêm: Tác dụng của tinh dầu sả chanh đối với sức khỏe con người
Đối với mỗi chức năng trong từng lĩnh vực sức khỏe, làm đẹp..., cách sử dụng tinh dầu sả chanh đều không giống nhau. Sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn thu về những hiệu quả tối ưu nhất từ tinh dầu sả chanh.
+ Trị ho: bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu sả chanh vào chậu nước nóng, để hơi nóng toát đến mặt trong 15 phút.
+ Giảm nhức xương: bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào trong nước ấm để ngâm mình, rồi massage nhẹ nhàng tại các chỗ bị đau. Ngoài ra có thể pha tinh dầu sả với một số loại dầu dẫn như dầu dừa, dầu jojoba, oliu … để massage lên cơ thể cũng đem lại hiệu quả cao.
+ Điều trị rụng tóc, giúp tóc mượt mà, kích thích mọc tóc: Sau khi gội đầu xong, để tóc ráo nước rồi bôi tinh dầu đã pha loãng với nước ấm và bôi từ chân tóc xuống ngọn tóc, mát xa nhẹ nhàng da đầu. Mỗi tuần bôi tối đa 2 lần.
+ Khử mùi ô tô, không khí: Đổ 3-4 giọt tinh dầu vào nắp lọ ( bằng gỗ khuếch tán) treo trong xe ô tô để khử mùi .Hoặc nhỏ trực tiếp 2 hoặc 3 giọt tinh dầu sả vào miếng để chân oto để khử mùi rất hiệu quả.
+ Trị mụn, ngừa lão hóa da: Xông hơi với tinh dầu sả chanh thường xuyên hạn chế sự phát triển của mụn, ngăn ngừa lão hóa da cực kỳ hiệu quả. Nên thực hiện 1 – 2 lần/ tuần để có kết quả tốt nhất.
+ Đuổi muỗi và các loại côn trùng: Cách đơn giản hơn đó là bạn có thể nhỏ 3 đến 5 giọt tinh dầu sả và khăn bằng cotton rồi treo lên những vị trí có cần đuổi muỗi để mùi hương của chúng lan tỏa khiến loài muỗi không đến gần. Hoặc pha tinh dầu sả nguyên chất với cồn để theo tỷ lệ 30 tinh dầu sả với 70 cồn y tế 70 độ rồi cho vào bình xịt
Trung tâm dịch tễ Hà Nội Khuyến nghị dùng tinh dầu sả đuổi muỗi
Còn nhớ năm 2017 dịch sốt xuất huyết lan rộng ở Hà Nội gây ra nỗi hoang mang lo sợ cho tất cả người dân. Sáng sớm ngủ dậy là tôi đã phải vớ chiếc điện thoại để xem thông báo trên các trang báo mạng về tình hình dịch bệnh. Càng lo lắng hơn khi biết dịch càng ngày càng lan rộng, Các cấp chính quyền đã phải vào cuộc quyết liệt, nhân viên trung tâm dịch tễ ra quân rầm rộ để dập dịch, từng nhà, từng ngõ xóm tiếng người xôn xao, lên tiếng máy phun thuốc muỗi rít lên tùng hồi,các nhân viên dịch tễ đang làm việc cật lực. đã được một tuần rồi mà vùng dịch vẫn tiếp tục mở rộng. Các bệnh viện không còn chỗ trống vì bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện ngày một đông.
Nên mua tinh dầu sả chanh nguyên chất ở đâu?
Tinh Dầu 100 chuyên phân phối các sản phẩm tinh dầu thiên nhiên chính hãng, tiêu chuẩn cao.
Tại địa chỉ: 34 đường Lạc Trung và 285 Đê La Thành, Hà Nội bạn có thể dễ dàng mua cho mình một chai tinh dầu sả nguyên chất, chiết xuất từ thiên nhiên với công nghệ chiết xuất hiện đại.
Chúng tôi luôn cam kết chất lượng, mẫu mã sản phẩm và phân phối hàng chính hãng như quảng cáo. Hãy gọi cho Team Tinh Dầu 100 để được tư vấn tận tình!
Tác dụng chữa bệnh bất ngờ từ cây sả
1. Ngăn ngừa ung thư
Một số nghiên cứu cho thấy mỗi 100 g sả chứa đến 24,205 microgam beta-carotene - những chất chống oxy hóa mạnh mẽ có thể giúp ngăn ngừa ung thư.
2. Giúp tiêu hóa tốt
Trà từ cây sả và tinh dầu sả (có thể uống 3-4 giọt với nước đun sôi để nguội) có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa kém, ăn chậm tiêu, đầy bụng, buồn nôn, nôn mửa, hay kích thích trung tiện, đau dạ dày, nóng trong, co thắt ruột, tiêu chảy.
Tinh dầu sả cũng giúp giảm thiểu các vấn đề về khí trong cơ thể vì có khả năng thư giãn các cơ dạ dày. Nó không chỉ giúp loại bỏ khí từ ruột, mà còn ngăn ngừa sự đầy hơi. Kích thích tiêu hóa, khử hôi miệng, tiêu đờm. Uống 3-6 giọt tinh dầu chữa đau bụng đầy hơi. Chú ý táo bón mà có sốt không dùng cây sả, không dùng cho trẻ em dưới 1 tuổi, không sắc lâu.
3. Chữa đau bụng, rối loạn tiêu hóa
Cây sả tươi 30 – 50 gam đun sôi, hòa thêm đường đủ ngọt, uống nóng 2- 3 lần trong ngày. Dùng chữa chứng bội thực, đau bụng đi tả, nôn ọe, cảm sốt, ngộ độc rượu. Liều dùng mỗi ngày từ 6 – 12 gam.
4. Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh
Củ sả 12g, vỏ quít khô 12g, búp ổi 12g, củ gấu 20g, gừng tươi 3 lát. Đổ 2 bát nước sắc còn 1 bát uống nóng (trẻ em thì chia uống làm 2-3 lần). Nếu không đỡ thì thêm 15g tía tô, rất hiệu nghiệm. (Theo nhân dân, Văn hóa nghệ thuật ăn uống).
5. Giải độc
Ăn sả cũng có tác dụng giải độc cơ thể bằng cách tăng cường số lượng và tần xuất đi tiểu (thông tiểu tiện). Điều này giúp cho gan, đường tiêu hóa, tuyến tụy, thận và bàng quang được sạch sẽ và khỏe mạnh bằng cách hỗ trợ cơ thể để loại bỏ các chất độc hại không mong muốn và acid uric.
Đặc biệt sả giải độc rượu rất nhanh, bạn có thể dùng 1 bó sả giã nát, thên nước lọc, gạn lấy 1 chén. Người say rượu nặng uống vào sẽ nhanh chóng tỉnh và đỡ mệt, đỡ nhức đầu.
6. Có lợi cho hệ thần kinh
Tinh dầu sả được sử dụng để tăng cường và cải thiện các chức năng của hệ thần kinh. Thông kinh lạc. Nó hỗ trợ trong điều trị một số rối loạn của hệ thần kinh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, co giật, căng thẳng, chóng mặt, run rẩy chân tay, động kinh (Trẻ em kinh phong) ...
7. Giảm huyết áp
Bổ sung các tinh chất có trong sả sẽ có hiệu quả trong việc giảm huyết áp. Nó làm tăng tuần hoàn máu và giúp giảm bớt tất cả các vấn đề của huyết áp. Uống một ly nước trái cây có sả có thể làm giảm huyết áp đáng kể.
8. Giảm đau
Tinh chất sả cá thể làm giảm đau tất cả các loại viêm và các cơn đau nhức. Vì vậy, nếu bạn có đau răng, đau cơ, đau khớp hay đau ở các bộ phận khác hãy uống trà sả vì chắc chắn nó sẽ hữu ích cho bạn.
9. Làm đẹp da
Chất sả là một nguyên liệu không thể thiếu trong ngành công nghiệp mỹ phẩm vì nó có rất nhiều lợi ích cho da. Tinh dầu sả cải thiện chất lượng da như giảm mụn trứng cá và mụn nhọt. Nó cũng có tác dụng làm săn chắc các cơ và các mô trong cơ thể.
Bên cạnh đó, cây sả còn có tác dụng xua đuổi được ruồi, muỗi, côn trùng, khử hết mùi xú uế, những nơi bị ô nhiễm môi trường độc hại, sát trùng. Tinh dầu sả còn được dùng làm thuốc diệt trừ muỗi.
Một số bài thuốc từ cây sả
1. Giải cảm: Lá sả cùng với một số loại lá như kinh giới, tía tô, trắc bách diệp, bạc hà, chanh, ngải cứu, lá tre, lá ổi (mỗi nồi dùng 5 loại lá) ... đun sôi, dùng để sông giải cảm rất hiệu nghiệm.
2. Chữa cảm cúm trúng hàn: Ngày dùng 15 đến 30 gam củ hoặc lá tươi để nấu nước xông.
3. Trị nhức đầu: Lá sả, lá tía tô, lá kinh giới, lá ngải cứu, thêm 3-4 củ tỏi, (thiếu một thứ cũng không được), nấu nước xông. Hoặc lá sả, lá tre, lá bưởi, (hoặc lá chanh), lá tía tô, lá ổi, nấu nước xông, trước khi sông nên múc sẵn một chén để riêng, xông xong uống rồi đắp chăn mằm một lúc sẽ đỡ (bài thuốc gia truyền).
4. Rễ sả giã nhỏ, xát chữa chàm mặt.
5. Trị mụn nhọt: Nấu nước lá sả tắm hàng ngà