hãy bấm NHẬN QUÀ ngay!
Trước hết ta tìm hiểu sơ qua về tinh dầu tràm nhé. Đầu tiên
Tên tiếng Anh: Cajeput oil
Tên khoa học: Oleum Cajeputi
Xuất xứ: Miền Trung và Miền tây - VN
Thành phần chiết xuất: Lá
Phương pháp chiết xuất: Chưng cất hơi nước
Màu sắc: tinh dầu có màu trắng xanh đến hơi vàng
Hương thơm: Mùi tràm đặc trưng
Công dụng:
- Có tác dụng sát khuẩn nhẹ, long đàm, có hương thơm và mùi vị dễ chịu nên được dùng trong nhiều loại thuốc ho, nước súc miệng và mỹ phẩm... Sử dụng: bôi thoa trực tiếp hay dạng hít ngửi bay hơi.
- Chiết xuất từ dầu tràm có tác dụng ức chế virus cúm H5N1; Từ lâu dầu tràm đã được sử dụng rất rộng rãi trong cộng đồng để phòng ngừa cảm mạo, “gió máy” cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ nhỏ, kể cả sơ sinh.
- Dùng dầu tràm gió chiết xuất tự nhiên và các chế phẩm dẫn xuất dưới dạng xông, hít mũi trong phòng làm việc, phòng khách, phòng ngủ, trong ôtô vừa tạo hương thơm dễ chịu lại vừa sát khuẩn, ức chế virus.
- Dầu tràm xoa nóng nhưng không bỏng rát, đặc biệt là không có tác dụng phụ.
Sử dụng tinh dầu tràm:
- Dầu tràm có tính năng trị liệu cao, đặc biệt tốt cho bà mẹ mang thai sau khi sinh, và trẻ sơ sinh nói riêng và trẻ em nói chung. Bôi cho trẻ mỗi lúc khi trời chuyển lạnh hoặc là bị cảm.
- Nên dùng tinh dầu tràm cho trẻ nhỏ hàng ngày để phòng và hỗ trợ điều trị cảm, cúm, ho, muỗi đốt, rôm sẩy,... bằng cách:
+ Nhỏ 5-7 giọt tinh dầu tràm vào chậu nước ấm tắm và cho bé tắm như bình thường.
+ Sau khi tắm xong thì lau khô người bé và bôi dầu tràm cho bé: Đổ 1-2 giọt dầu tràm ra lòng bày tay mẹ và đưa gần lên mũi bé cho bé hít ngửi cho thông mũi, mát họng. Thoa dầu tràm lên ngực bé và xoa quanh rốn bé. Thoa sau lưng bé kèm massage vài phút. Cuối cùng thoa lên gan bàn chân bé.
- Khi đưa trẻ ra ngoài, nhất là vào những ngày thời tiết lạnh bôi cho bé một chút thì sẽ tránh được gió máy cho bé.
- Trời sang thu, mỗi lần tắm bé mẹ nên cho vào chậu nước tắm của em vài giọt dầu tràm để phòng cảm lạnh. Tắm xong mẹ cũng cẩn thận bôi vào thái dương em một tí dầu tràm, rồi cho em ngửi 1 tí. Dầu tràm có tác dụng phòng cảm, làm ấm người mà không hề nóng.
- Ngoài ra Dầu tràm còn có tác dụng trị muỗi cắn, chỉ cần thoa vài lần vào vết muỗi cắn là hết đỏ, hết ngứa, hoặc bạn có thể thoa trước để phòng chống muỗi đốt.
- Đối với trẻ sơ sinh khi mình bôi vào gan bàn chân hàng ngày sau khi tắm thì sau này nó sẽ cứng cáp hơn bình thường.
- Cách làm nước xông trị mạo cảm: lấy một thau nước nóng, trùm mền kín người rồi nhỏ các loại tinh dầu vào thau nước, xông cho đến khi đổ mồ hôi.
- Ngoài ra có những người từ bé tời giờ chỉ dùng dầu tràm thôi vì nó là tinh chất thiên nhiên không như các loại dầu sản xuất khác: nó có tác dụng làm "thông mũi mát họng, sảng khoái dài lâu " mỗi khi bị tịt mũi.
- Đối với những người có tuổi, lao động nặng, thanh niên… Ban đêm bôi nên gan bàn chân là không sợ bị phong hàn mà giấc ngủ lại say và ngon. Khi bị đau bụng chấm mút, nuốt một giọt sẽ giảm đau ngay. Xoa bóp khi bị đau xương, đau cơ.
- Xông với đèn xông tinh dầu: nhỏ 3-4 giọt tinh dầu tràm lên đĩa đèn xông đã đỏ ít nước (2/3 đĩa), cắm điện tạo nhiệt hoặc đốt nến. Mùi hương tràm sẽ lan tỏa trong không gian giúp sát khuẩn, thanh lọc không khí, dễ thở.
Đối tượng sử dụng:
- Có thể sử dụng cho người già, người bệnh, sản phụ, trẻ nhỏ, kể cả sơ sinh