Phòng chống kiến ba khoang như thế nào đúng cách?

Tên khoa học là Paederus fuscipes, P. crebrepunctatus, P. sabaeus… thuộc giống Paederus họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ Colleoptera (cánh cứng), lớp Insecta (côn trùng), ngành Arthropoda (động vật không xương sống). Ngoài ra tên của nó dân gian có thể gọi là: kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong... Thân mình thon, dài như hạt thóc, dài 1-1,2cm, ngang 2-3mm, nhiều màu sắc khác nhau, nhìn giống con kiến. Kiến có 3 đôi chân, 2 đôi cánh, một đôi cánh dài mỏng trong suốt gấp lại gọn gàng và dấu bên dưới đôi cánh cứng ngắn, bay và chạy rất nhanh

Hãy mua sản phẩm này

Trong cơ thể của kiến ba khoang có chứa chất pederin (C25H45NO9) là chất rất độc, chất này có thể gây viêm da cấp, những trường hợp bị viêm nặng nếu không được điều trị tốt có thể bị bội nhiễm. Thực chất kiến ba khoang là côn trùng có ích trong nông nghiệp bởi chúng là thiên địch ăn một số loài sâu hại cây trồng. Thậm chi một vài nơi ở Trung Quốc người ta còn nuôi kiến ba khoang để trừ sâu hại cây bông.
 

TÔI KHÔNG PHẢI LÀ KIẾN
Bản thân các bạn căm ghét tôi đến như vậy nhưng lại chẳng biết gì về đời tôi. Tôi ko phải là kiến như các bạn nghĩ. Tôi là một con bọ cánh cứng chính hiệu nhé. Tôi có tên quốc tế là Rover beetle, tạm dịch là Bọ lang thang, thuộc Họ Cánh Cộc Staphylinidae, Bộ Cánh Cứng Coleoptera.
Vì cánh của bọn tôi rất ngắn, ko che hết vòng eo 56 nên gọi là Cánh Cộc (hoặc Cánh Cụt).
Bên dưới 2 cánh cánh cộc (elytra) đó là hai cánh thật (hindwing) của chúng tôi, chuyên dùng để bay. Khi không cần thiết, chúng tôi xếp chúng gọn gẽ bên dưới đôi cánh cứng.
Bất ngờ vì chúng tôi biết bay phải ko? Đó là lý do vì sao các bạn ở chung cư cao tầng vẫn bị bọn tôi đến thăm.

Họ Staphylinidae là họ sinh vật lớn nhất thế giới còn tồn tại, với hơn 63.000 loài được mô tả, và người ta còn ước lượng đâu đó ngoài kia còn hơn 30% các người anh em khác của chúng tôi vẫn chưa được khoa học ghi nhận. Tổ tiên chúng tôi xuất hiện từ trái đất rất sớm, khoảng 200 triệu năm trước, cùng thời với khủng long. Lúc đó, có khi tổ tiên các bạn vẫn đang trong hình hài một con chuột nào đó lang thang chui rúc kiếm ăn cuối bìa rừng
Cơ thể bọn tôi chia làm 3 phần: đầu, ngực và bụng. Có sự phân bố màu sắc rõ rệt thành 3 khoang, chủ yếu gồm đỏ và đen. Bọn tôi hay đi lang thang khắp nơi giống như một con kiến. Chính vì vậy người ta nhìn nhầm (hoặc cố tình) gọi là Kiến ba khoang. Một cái tên đúng kiểu trông mặt mà bắt hình dong. XIN NHẮC LẠI, TÔI LÀ MỘT CON BỌ CÁNH CỨNG CHÍNH HIỆU

 

Ở Việt Nam trong vài năm gần đây kiến ba khoang phát triển mạnh xuất hiện nhiều ở hầu khắp các thành phố trên cả nước nhất là các vùng ven đô, mật độ kiến tăng cao vào thời gian cuối mùa hè đầu mùa thu. Môi trường sống của kiến ba khoang chủ yếu ở nơi ẩm ướt có nhiều các côn trùng nhỏ là mồi của chúng. Một đặc tính quan trọng của kiến ba khoang là thích bay đến nơi có ánh sáng mạnh vào buổi tối.

     Kiến ba khoang không cắn người và cũng không có ngòi chích nọc độc như một số côn trùng khác. Chất độc pederin trong cơ thể của kiến được tiết ra dính vào bề mặt da của người do các tác động chà xát hoặc bị giết. Mức độ gây viêm da từ tấy đỏ đến phồng mọng nước phụ thuộc vào lượng chất độc thấm vào da và khả năng đề kháng của mỗi người (hình 2).

 

Theo thông báo của Viện Da liễu trung ương, trong thời gian gần đây, mỗi ngày có khoảng 50-70 bệnh nhân bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang đến khám và điều trị.

 

Cách phòng chống

Kiến ba khoang không phải loài côn trùng chủ động đốt người và cũng không phải loài côn trùng truyền bệnh (bọ xít, muỗi vằn...) vì loài côn trùng này không tấn công người mà do con người vô tình tiếp xúc với chất độc trong cơ thể kiến gây nên viêm da dị ứng. Vì vậy có thể phòng kiến ba khoang bằng những cách sau:

-    Buổi tối khi sinh hoạt hoặc làm việc dưới ánh đèn cần phải đóng cửa hoặc làm lưới ngăn côn trùng ở các khu vực cửa sổ lỗ thoát khí.

-    Buông rèm che ánh sáng lọt ra ngoài thu hút kiến ba khoang.

-    Mặc quần áo dài, quan sát kỹ đồ vật trước khi sử dụng, giũ sạch khăn mặt, khăn lau, quan sát kỹ trước khi lau
-    Xịt tinh dầu chống côn trùng quanh các góc khuất trong nhà.

-    Các khu nhà ở chật hẹp như: ký túc xá hoặc khu nhà ở của công nhân gần các khu công nghiệp, ở gần nơi có nhiều cây cỏ, bụi rậm, đồng ruộng vừa mới gặt xong cần vệ sinh môi trường, gom xác cây mục, cỏ khô đem đốt để xua đuổi côn trùng.

-    Khi kiến rơi hoặc bò lên da không nên dùng tay giết mà nên thổi cho kiến bay đi tránh để dịch tiết của nó dình vào da.

-    Sử dụng Deltamethrin, anphacypermethrin phối hợp với permethrin để phun các khu vực kiến trú ngụ hoặc thường bay đến để diệt kiến.

-    Khi bị viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang cần đến các cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.

Nguồn: VIỆN SỐT RÉT - KÝ SINH TRÙNG - CÔN TRÙNG TRUNG ƯƠNG

Bài viết liên quan

  • Shop tinh dầu 100 áp dụng tích hợp VNPAY thanh toán không dùng tiền mặt.

Điện thoại của bạn chỉ cần có Internet Banking là bạn có thể quét mã và thanh toán ngay.
  • Chứng nhận của bộ công thương
  • Giảm say xe, khử sạch mùi khó chịu khi sử dụng ô tô bằng tinh dầu treo xe
  • Báo người đưa tin đăng bài.
  • Dùng đá muối đặt chân Himalaya sai cách, lợi bất cập hại
  • Sở hữu đèn tinh dầu giảm đến 50% tại Tinhdau100.com