Chắc hẳn các bạn đã từng nghe nói về sản phẩm đá chườm gan cũng như công dụng của nó đối với sức khỏe.Và bài viết hôm nay mình xin gửi tới các bạn bài viết tổng hợp về đá chườn gan, bao gồm lịch sử hình thành nguồn gốc và công dụng của đá chườm gan.
Hãy mua sản phẩm này
1. Lịch sử
Việc dùng sức nóng để gia tăng thân nhiệt chống lại bệnh tật đã được Hippocrates ông tổ của ngành y là cha đẻ của y học phương tây nói đến từ cách đây khoảng 2400 năm trước. Người Trung Quốc, Ấn Độ thời tiền sử cũng đã biết sử dụng đá nóng như một liệu pháp trị bệnh đơn giản nhưng khá hiệu quả. Sức nóng từ đá sẽ giúp, đả thông các huyệt đạo và kích hoạt thần kinh trung ương, giải phóng hoàn toàn sự căng thẳng mệt mỏi, đau nhức . Đến nay, liệu pháp #đá nóng massage đã, đang ngày càng phổ biến trên khắp thế giới. Ngoài tác dụng kích thích thần kinh trung ương, giải tỏa mọi căng thẳng, mệt mỏi, hỗ trợ giấc ngủ tốt, làm đẹp da… #massage đá nóng còn có khả năng giúp thải độc tố đặc biệt ở gan rất hiệu quả
2. Nguồn gốc
Đá Bazan là một loại đá mắc ma phun trào (từ núi lửa) phổ biến, được hình thành từ sự làm nguội nhanh của dung nham bazan khi tiếp xúc hoặc rất gần bề mặt của một hành tinh đá hoặc mặt trăng.
Bazan có một kết cấu tinh thể khoáng chất rất nhỏ do đá nóng chảy bị làm nguội quá nhanh làm cho các tinh thể khoáng chất lớn chưa kịp phát triển, nó thường có tính chất ban tinh, có chứa tinh thể lớn hơn hình thành trước khi sự phun trào kịp đưa dung nham lên bề mặt, được ngập trong chất nền các tinh thể nhỏ hơn. Những ban tinh thường là olivin hoặc plagioclase giàu canxi, có nhiệt độ nóng chảy cao nhất trong các khoáng chất điển hình mà có thể kết tinh từ sự tan chảy.
Các mỏ đá phun trào Bazan trên lãnh thổ Việt Nam chủ yếu có từ vĩ tuyến 17 trở vào, đặc biệt là ở Tây Nguyên và Nam Bộ. Ở phía Bắc, các đá Bazan có diện tích hẹp, nằm rải rác ở một số khu vực thuộc tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và một số điểm ở Tây Bắc. Đá bazan thường có màu xám đến đen, nhưng phong hoá nhanh chóng biến đổi thành màu nâu hoặc đỏ gỉ sắt do sự oxy hoá của khoáng chất mafic (giàu sắt) biến thành hematit và các sắt oxít khác.
3. Đối tượng sử dụng
Theo ông Dư Quang Châu, Giám đốc Trung tâm Cảm Xạ, Hội Liên hiệp Khoa học Kỹ thuật Hà Nội, việc #chườm nóng gan sẽ làm giãn tĩnh mạch gan, tăng lưu thông máu và tạo điều kiện để các chất độc được chuyển ra ngoài. Ngoài ra, khi các cơ quan liền kề lá gan là mật và tụy cũng được sức nóng giúp đả thông các mao mạch thì kích thích sự tiết dịch của các cơ quan, giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, cải thiện chứng táo bón, điều hòa đường huyết làm giãn nở mao mạch, sức nóng giúp đem thêm oxy cho tế bào, đồng thời làm giảm sức mạnh của vi khuẩn gây bệnh. Nó cũng kích thích hoạt động của enzym giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh, nấm, ký sinh trùng đường ruột… tăng khả năng miễn dịch của cơ thể.
Vì vậy những người bệnh có men gan cao, gan nhiễm mỡ, đau khớp gối, u xơ tiền liệt tuyến, huyết áp cao, mỡ máu, tiểu đường, đau nhức xương khớp nên thường xuyên sử dụng #đá nóng chườm gan.
Tuy nhiên những người khỏe mạnh vẫn nên sử dụng và sử dụng thường xuyên, bởi việc chườm gan sẽ giúp giảm áp lực cho gan, hỗ trợ gan hoạt động tốt hơn và bạn sẽ luôn có lá gan khỏe mạnh.
4. Cách dùng
nhà máy hóa chất gan muốn thực hiện tốt chức năng chuyển hóa thì phải có nhiệt độ. Hầu hết các phản ứng hóa học diễn ra trong gan đều cần có nhiệt độ. Chườm gan cấp nhiệt để nhà máy hóa chất gan được thúc đẩy hoạt động, do đó các chất bổ dưỡng mà chúng ta nạp vào sẽ được chuyển hóa tốt, không biến thành rác thải ứ đọng lại gây suy giảm chức năng gan
Để liệu pháp giải độc gan có hiệu quả như mong muốn, bạn nên đặt viên đá vào đúng vị trí của gan tức là khu vực liên sườn và vùng thượng vị (ngay bên dưới núm vú phải). Chườm ấm liên tục từ 1 đến 2 tiếng mỗi ngày, làm được như vậy bạn sẽ có lá gan khỏe mạnh như mong muốn. Ngoài việc chườm đá nóng ở vùng gan còn có thể chườm ở những chỗ đau nhức cục bộ”.
Ngoài tác dụng chườm đá nóng ở vùng gan, bạn còn có thể dùng đá nóng kết hợp với các loại tinh dầu để chườm vào những chỗ đau nhức trên toàn bộ cơ thể.
5. Hướng dẫn sử dụng
Bỏ đá vào lò vi sóng hoặc nồi hấp đá chuyên dụng để làm nóng đá khoảng 20 phút. Nhằm tránh trường hợp bị bỏng do sức nóng của đá, bạn nên dùng 2 hoặc 3 lớp khăn bọc bên ngoài trước khi áp dụng lên vùng gan. Viên đá sẽ nguội dần khi sử dụng vì vậy lúc này bạn nên bỏ lần lượt từng lớp khăn nhằm duy trì nhiệt độ ổn định khi tác động lên vùng gan. Cách làm này là để giúp duy trì độ nóng của đá được lâu hơn và tránh trường hợp bị bỏng và cho bạn cảm giác dễ chịu. Nhiệt độ của đá nóng sẽ tác động vào cấu trúc động mạch, tĩnh mạch và mao mạch giúp phục hồi và tăng sự co giãn, làm máu được lưu thông dễ dàng.
Các bước sử dụng đá nóng chườm gan:
b1 . Làm nóng đá khoảng 20 phút bằng lò nướng halogen. Lò này có thể làm nóng 14-16 viên đá một lúc dành cho nhiều người, nếu ít người có thể dùng nồi hấp đá chuyên dụng hoặc lò vi sóng để làm nóng viên đá
b2. Khi đá nóng, cho đá vào khăn chuyên dụng đa năng (có 3 ngăn dài 80cm, rộng 30cm) cho 2 viên đá vào hai bên ngăn đựng đá( bỏ ngăn giữa) lưu ý dùng găng tay chuyên dụng để cầm đá tránh bị bỏng
b3. Cuộn đá vào trong khăn
Cách chườm khăn đá nóng sao cho đúng vị trí cần chườm:
Chườm gan: Kỹ thuật cốt lõi nhất của phương pháp chườm gan là chườm tại vị trí vùng gan. Dùng cặp đá chườm gan đặt ngay ở vùng liên sườn bên phải. chú ý là khu vực dưới xương sườn tính từ vùng thượng vị sang phía bên phải, dùng đai chuyên dụng cuốn quanh để giữ chắc viên đá. Có đai này chúng ta ko lo đá bị lệch vị trí hặc bị rơi khi hoạt động.
Chườm thận: Canh từ rốn, vòng tay ra sau lưng, cách trên 1 bàn tay, đặt cặp đá ngay tại vùng thận rồi lấy đai cuốn lại.
Ngoài việc chườm thận hoặc chườm gan đơn lẻ chúng ta nên kết hợp đặt thêm cặp đá ra phía trước để chườm gan.
Với những người men gan cao nên chườm kết hợp cả gan và thận đồng thời
Chườm khu vưc cổ gáy: Những người bị rối loạn tiền đình, đau nửa đầu, thiếu máu não, suy giảm trí nhớ ở người cao tuổi.
Cách chườm: Quàng khăn đá nóng đa năng phía sau cổ gáy
Chườm khu vực động mạch cảnh( 2 bên cổ):
Cách chườm : Đưa khăn đá nóng về phía trước ốp vào hai động mạch cảnh 2 bên cổ hơi nóng sẽ đả thông bế tắc, dẫn lưu máu tốt hơn, giúp đưa máu lên não dễ dàng
Chườm tai: Với những người bị ù tai, điếc tai, nặng tai
Cách chườm : Đưa khăn đán nóng cao lên trên ốp vào 2 bên tai
Trườm vai: Người bi đau bả vai, nếu kiểm tra không có sưng, nóng, đỏ, đau
Cách chườm: Ốp khăn đá nóng ngang vai để trườm
Chườm đầu gối: Những người bị đau khớp gối, co nghẽn mạch, suy giãn tĩnh mạch:
Cách chườm: Vắt khăn đá nóng ngang qua đầu gối, ốp vào hai bên đầu gối, nhiệt từ viên đá sẽ giúp đả thông tắc nghẽn khu vực đầu gối
Chườm lòng bàn chân :
Đặt khăn đá nóng xuống đất, sau đó đặt phần lõm của 2 bàn chân lên 2 viên đá
Nếu có tinh dầu kết hợp bạn nhỏ vài giọt tinh dầu, xoa đều lên vùng cần chườm sau đó đặt khăn đá nóng lên trên